Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Thẩm phán Philippines: có nhiều cách thực thi phán quyết Biển Đông
Ông Antonio Carpio khẳng định: có nhiều cách để thực thi phán quyết quốc tế về Biển Đông mà không cần chiến tranh với Trung Quốc. Một trong những đề xuất của ông Carpio là thỏa thuận với Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei.


Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio - Ảnh: Inquirer



Phát biểu tại Đại học Ateneo de Manila ngày 14-7, Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines bác bỏ ý kiến của Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng: phải chiến tranh mới thực thi được phán quyết 2016 của tòa trọng tài quốc tế và nhấn mạnh chính quyền không thể khoanh tay để Bắc Kinh tung hoành trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila.



"Thưa ngài tổng thống, có cách, không chỉ một mà là nhiều để thực thi phán quyết trọng tài mà không cần phải chiến tranh với Trung Quốc, chỉ cần sử dụng luật lệ" - tờ Inquirer dẫn lời ông Carpio.



Trước đó, ông Duterte đã thách ông Carpio làm sao đáp trả khi bị Trung Quốc dọa. "Hãy chỉ cách cho tôi khi ông ấy (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) nói "sẽ có rắc rối". Hãy trả lời tôi ngài thẩm phán, cho tôi cách thức và tôi sẽ làm theo" - tổng thống Philippines nói.



Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ngày 12-7-2016 xác định: "không thực thể nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra những vùng biển mở rộng…", bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là phán quyết có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan là thành viên công ước, và là một tiền lệ có lợi không chỉ cho Philippines mà còn cho cộng đồng khu vực và quốc tế.



Ông Carpio chỉ ra những cách có thể thực thi phán quyết trên:



1. Tham gia thỏa thuận hoặc công ước về biên giới biển với Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei



Ông Carpio cho rằng: một công ước phù hợp với phán quyết của phán quyết trọng tài có thể khẳng định rằng không thực thể địa chất nào ở quần đảo Trường Sa tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế.



Các thực thể hàng hải bao trùm khu vực Biển Đông, nơi Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp. Nếu công ước được thông qua, theo ông Carpio, Trung Quốc sẽ là quốc gia duy nhất tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế do Trường Sa tạo ra, và họ sẽ bị cô lập.



2. Nộp một yêu sách thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông ngoài vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Luzon, nơi Trung Quốc là quốc gia ven biển đối diện.



Phán quyết 2016 đã vô hiệu hóa yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc. Ông Carpio cho biết thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc không chồng lấn với Philippines. Manila có thể nộp yêu cầu này trước Ủy ban LHQ về ranh giới thềm lục địa.



"Nhiều khả năng Ủy ban LHQ sẽ xác nhận thềm lục địa mở rộng của Philippines, giống như cách họ xác nhận thềm lục địa mở rộng của Philippines ở Benham Rise" - ông nói, giải thích các ranh giới mới của thềm lục địa kéo dài 150 hải lý sẽ là chuẩn mực mới của vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.



3. Triển khai 10 tàu phản ứng mới do Nhật Bản tặng Cảnh sát biển Philippines.



Ông Carpio cho biết các tàu đa chức năng mới sẽ giúp xua đuổi những kẻ đánh bắt trộm từ các quốc gia khác.



4. Hoan nghênh chiến dịch thực thi tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Canada ở Biển Đông.



"Các hoạt động hải quân và trên không của các cường quốc hải quân này, phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế, đã tăng tần suất kể từ phán quyết trọng tài năm 2016. Đây là sự thực thi mạnh mẽ nhất của phán quyết trọng tài" - ông Carpio nói.




Thẩm phán Philippines: có nhiều cách thực thi phán quyết Biển Đông - Ảnh 2.
Ngư dân philippines được hải quân nước này đưa trở về sau sự cố bị chìm tàu trên biển - Ảnh: TTO



5. Gửi Hải quân Philippines tham gia FONOP.



Tổng thống Duterte đã kiên quyết không gửi tàu hải quân đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông Carpio cho biết việc yêu cầu hải quân Philippines tham gia FONOP sẽ khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.



6. Mời các quốc gia có tranh chấp như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei tiến hành chiến dịch FONOP chung ở Biển Đông.



Ông Carpio cho biết các hoạt động chung thông qua các chiến dịch hải quân và trên không của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế của họ sẽ giúp thực thi phán quyết.



7. Ủng hộ các nỗ lực tư nhân thực thi phán quyết.



Ông Carpio đã trích dẫn đơn khiếu nại được đệ trình gần đây đối với ông Tập và các quan chức khác của Bắc Kinh liên quan đến "tội ác chống lại nhân loại" tại Biển Đông.



Trong đó, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu tổng thanh tra Omopaman Conchita Carpio Morales hôm 15-3 nộp đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam muốn cùng Trung Quốc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông (13-07-2019)
    Chuyên gia Philippines: Trung Quốc tàn phá san hô ở Biển Đông, gây thiệt hại 645 triệu USD/năm (04-07-2019)
    Philippines điều tra việc Trung Quốc phóng tên lửa trên Biển Đông (03-07-2019)
    Tiêm kích Trung Quốc vờn 2 tàu chiến Canada vừa thăm Việt Nam (28-06-2019)
    Ông Duterte thách Mỹ, Anh, Pháp phản đối Trung Quốc ở Biển Đông (27-06-2019)
    Malaysia bắt hai tàu cá và nhiều ngư dân Việt Nam (25-06-2019)
    Lãnh đạo ASEAN kêu gọi kiềm chế về Biển Đông và căng thẳng Mỹ - Trung (24-06-2019)
    Ông Duterte nêu điều kiện điều tra chung với Trung Quốc vụ đâm tàu (22-06-2019)
    Thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm ở Biển Đông thất vọng với Duterte (18-06-2019)
    Phản bác Trung Quốc, Philippines khẳng định tàu Việt Nam cứu ngư dân (16-06-2019)
    Biển Đông đón gió phương Tây (15-06-2019)
    Dân Philippines 'la làng' vì đội tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc (15-06-2019)
    Cả thế giới nhìn vào bãi Cỏ Rong (14-06-2019)
    Tàu sân bay Mỹ, Nhật diễn tập chung trên Biển Đông (13-06-2019)
    Philippines yêu cầu Bắc Kinh trừng trị những kẻ 'mọi rợ' đâm chìm tàu cá (13-06-2019)
    Thái Lan cấm đánh bắt cá 3 tháng trên vịnh Thái Lan (11-06-2019)
    Ông Duterte: 'Tôi yêu Trung Quốc, nhưng tôi... buồn lắm!' (01-06-2019)
    Mỹ cảnh báo chuyện biến công trình nhân tạo ở Biển Đông thành ‘trạm thu phí’ (01-06-2019)
    13 nghị sĩ Mỹ trình dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông (24-05-2019)
    Hải quân Ấn Độ, Singapore tập trận chung ở Biển Đông (20-05-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152808574.